Thực hiện Kế hoạch số 16/KH-GDĐT về Tổ chức Sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học cấp Tiểu học huyện Văn Giang, năm học 2024-2025.
Với mục tiêu nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn tại tổ khối, tạo điều kiện để giáo viên giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, từ đó đẩy mạnh hoạt động đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học, đẩy mạnh sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực vào giảng dạy, Chiều ngày 17 tháng 10 năm 2024 tổ KHXH và khối 5 đã tổ chức thành công buổi sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học với sự tham dự của các thầy cô giáo tổ KHXH dạy học môn Địa lý và GV khối 5 toàn huyện cùng Ban giám hiệu các nhà trường cụm 3 Thắng Lợi- Mễ Sở- Thị Trấn Văn Giang
Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là hoạt động sinh hoạt chuyên môn mà ở đó giáo viên tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến việc học sinh học như thế nào, gặp khó khăn gì, kết qủa học tập cải thiện như thế nào, các em có hứng thú tham gia và quá trình học tập và giáo viên cần điều chỉnh về hình thức tổ chức, tương tác các đối tượng trong dạy học như thế nào để đạt mục tiêu. SHCM dựa trên NCBH là tạo cơ hội cho mỗi cá nhân nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm, phát huy khả năng sáng tạo trong dạy học thông qua hoạt động dự giờ, trao đổi, thảo luận, chia sẻ sau khi dự giờ dạy minh họa; rèn luyện một số kỹ năng cho giáo viên.
Với chủ đề sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, cô giáo Nguyễn Thị Dân – Tổ phó tổ 4,5 và các đồng chí giáo viên trong tổ đã đã lựa chọn môn Toán bài : “So sánh số thập phân”, cùng xây dựng kế hoạch bài dạy và gửi đến các giáo viên trong khối 5 của liên trường cụm 3 trong buổi thảo luận online qua phần mềm Zoomeeting
Sau khi đã thống nhất kế hoạch bài dạy, chiều ngày 17 tháng 10 năm 2024 cô giáo Nguyễn Thị Dân GV lớp 5 bậc tiểu học và cô Trịnh Thị Tâm GV môn địa lí bậc THCS đã tiến hành dạy minh họa với sự tham gia dự giờ của đ/c Phó trưởng phòng Giáo dục Đỗ Thị Hồng Thùy cùng BGH các nhà trường, các thầy cô giáo dạy lớp 5 và GV dạy môn Địa lí THCS trong toàn huyện.
Cô Trịnh Thị Tâm GV môn địa lí bậc THCS
Cô giáo Nguyễn Thị Dân GV lớp 5 bậc tiểu học
Thông qua dự giờ minh họa GV được Luyện tập cách quan sát và suy nghĩ về việc học của học sinh trong giờ học, có khả năng phán đoán nhanh nhạy, chính xác để điều chỉnh việc dạy phù hợp, việc học của học sinh.
Thay đổi cách nhìn, cách nghĩ và cảm nhận của giáo viên về học sinh trong từng hoàn cảnh khác nhau.
Hình thành thói quen lắng nghe lẫn nhau; rèn luyện cách chia sẻ ý kiến, từ đó hoàn thành mối quan hệ đồng nghiệp thân thiện, cộng tác và học tập lẫn nhau.
HS được thực hành trao đổi, vận dụng kiến thức đã học vào bài mới dưới sự tổ chức hướng dẫn chuyển giao nhiệm vụ của GV với HS, HS được tương tác trực tiếp với GV và các bạn trong nhóm, được vui chơi trong tiết học tạo tâm thế hứng thú yêu môn học hơn
HS lớp 5A thực hiện kĩ thuật Lẩu băng chuyền
HS thực hiện thảo luận nhóm để Giải quyết vấn đề: Tìm xem cây cầu nào dài nhất
HS báo cáo kết quả của Kĩ thuật dạy học theo góc
Sau tiết dạy thực nghiệm minh họa của hai cô giáo dưới sự chủ trì của đ/c Lê Phú Thịnh – Phó hiệu trưởng nhà trường và cô Đỗ Thị Ngọc Huyên nghiệp vụ bậc THCS của PGD&ĐT Văn Giang tại hai phòng họp nhà trường, các thầy cô giáo đã trao đổi sôi nổi, hào hứng, phân tích các phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học để góp phần làm cho tiết học được hiệu quả hơn khi tiến hành triển khai dạy tại các nhà trường trong toàn huyện
Nhìn chung, SHCM theo theo hướng nghiên cứu bài học đã được nghiên cứu và tiến hành bài bản, từ đó đưa vào ứng dụng trong dạy học hằng ngày, sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho cả giáo viên và học sinh. Giáo viên sẽ được nâng cao năng lực chuyên môn, còn học sinh sẽ được tham gia các tiết học hấp dẫn và chất lượng hơn.
Thực tế trong những năm vừa qua trường Tiểu học & THCS Thắng Lợi đã triển khai nhiều chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học trong đó có dạy theo hướng nghiên cứu bài học đã được nhiều khối lớp thể hiện rất thành công trong các giờ dạy. Qua nghiên cứu bài học giáo viên có thêm định hướng để nâng cao chất lượng soạn giảng, nâng cao hiệu quả trong hoạt động giáo dục của bản thân. Từ đó có thể khẳng định nghiên cứu bài học là một hình thức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên đạt hiệu quả và hoàn toàn có thể áp dụng trong các nhà trường.
Dưới đây là một số hình ảnh của buổi Sinh hoạt chuyên môn liên trường
Tin BGH nhà trường